Theo thống kê cho thấy hầu hết các mẹ mang bầu và sau sinh thường rất dễ mắc phải bệnh trĩ.Vậy các bà bầu đang mang thai thì phải chữa trị căn bệnh này như thế nào để đảm bảo an toàn cho em bé. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà dưới đây nhé
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
Khi một người phụ nữ có thai, kích thước tử cung và lượng máu trong cơ thể họ đều tăng lên. Điều này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu một áp lực lớn khiến chúng bị sưng lên.
Táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị bệnh trĩ. Việc sử dụng các thuốc bổ sung sắt cùng với sự thay đổi hóc môn trong thai kỳ được đổ lỗi cho tình trạng này.
Cùng với đó, nhiều yếu tố khác có thể kết hợp gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai như: Lo lắng quá mức, ít vận động, chế độ ăn thiếu chất xơ, tăng cân quá mức…
Trường hợp từng bị trĩ trước đó, các triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn khi mang thai.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai thường thấy là:
– Đại tiện khó khăn: Khi mang thai, nhiều chị em hay ăn nhiều thịt để có dinh dưỡng cho con, nhưng lại ít uống nước, ăn ít rau, trái cây,… do đó dẫn đến táo bón kéo dài. Mỗi lần đi đại tiện phải dùng sức rặn mạnh cho phân ra ngoài, vì thế về lâu dần tĩnh mạch hậu môn sẽ bị áp lực, căng dãn và hình thành nên bệnh trĩ.
– Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai thường thấy nhất. Lúc bệnh nhẹ, khi đi cầu chị em có thể thấy xuất hiện một ít máu dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, khi nặng thì máu sẽ chảy thành từng giọt, từng tia, thậm chí nhiều lúc ngồi xổm hay làm nặng máu cũng chảy ra.

– Sa búi trĩ: Sa búi trĩ là biểu hiện khiến nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng. Mỗi khi đi cầu búi trĩ bị sa ra ngoài và có thể tự co vào bên trong, nhưng nếu nặng thì búi trĩ sẽ không co lại vào bên trong được nữa.
– Viêm nhiễm: Búi trĩ sa ra ngoài, nếu không biết cách vệ sinh thì rất dễ bị viêm nhiễm. Bởi lúc này hậu môn sẽ chảy ra dịch nhầy rất nhiều, cộng với tình trạng chảy máu, ẩm ướt, ngứa ngáy, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm.
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?
Việc không may mắc bệnh trĩ trong thai kỳ dù nặng hay nhẹ đều ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu. Nó khiến chị em lo lắng, mệt mỏi và khó chịu khi thường xuyên phải đối mặt với tình trạng chảy máu và đau đớn khi đi cầu.

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai dễ gây biến chứng thiếu máu
Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh trĩ sẽ ngày càng trở nặng khiến bà bầu có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như thiếu máu, tắc nghẽn búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn…
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Chữa bệnh trĩ khi mang thai có phần khác hơn so với những chị em bình thường. Bởi vì lúc này thai phụ không thể dùng thuốc được, vì thuốc có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
Tuy nhiên, nhiều người lại có quan niệm là đợi sinh xong mới điều trị, nhưng đây là ý nghĩ sai lầm, vì nếu kéo dài bệnh có thể ngày càng nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, trong lúc sinh thường bệnh sẽ phát triển nặng hơn, rất khó chữa trị.
Sau đây sẽ là những cách dân gian giúp chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn nhất mà thai phụ nên tham khảo:
Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách xông hơi rau diếp cá
Rau diếp cá là phương thuốc tự nhiên đặc trị bệnh trĩ vốn được nhiêu người tin tưởng. Các bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng rau diếp các để chữa trĩ mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Chỉ cần nấu sôi rau diếp các với nước nóng để xông lỗ hậu môn. Khi xông xong thì lấy phần nước còn lại để ngâm rửa còn phần lá vò nát để đắp hậu môn. Thực hiện đều sẽ thấy bệnh thuyên giảm. Nên ăn sống hoặc uống nước rau diếp cá cũng rất tốt cho điều trị bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách ngâm nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc chỉ ngâm phần mông trong chậu nước ấm sẽ giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng, giúp các tĩnh mạch giãn ra từ đó làm giảm thiểu sự khó chịu, đau đớn vùng hậu môn. Thực hiện phương pháp này thường xuyên, bà bầu sẽ thấy bệnh tình giảm đáng kể.
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng hoa hòe và hoa mướp
Với trường hợp bệnh trĩ chảy máu các mẹ có thể dùng đến bài thuốc gồm 10g hoa hòe và 20g hoa mướp. Hai thành phần này chúng ta đem hãm chung với nhau bằng nước sôi trong khoảng 20 phút. Mỗi lần hãm, ta hãm với vài lần nước để uống thường xuyên trong ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh trĩ rất tốt.
Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách đắp lá thiên lý

Các mẹ hãy lấy 100gr lá thiên lý non giã cùng 5 gr muối ăn sau đó trộn khoảng 300 ml nước ấm. Phần nước thấm bông để đắp búi trĩ 1-2 lần một ngày. Nên cố gắng uống thêm 3-4 chén nước hoa thiên lý để tăng hiệu quả. Giống như nước rau diếp cá, nước hoa thiên lý cũng có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị bệnh trĩ.
Các thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho mẹ bầu khi bị trĩ
Khoai lang
Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
Chuối
Các mẹ bầu có thể dùng chuối hàng ngày vì chuối rất giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc ninh chín chuối (ninh cả vỏ), có tác dụng nhuận tràng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
Rong biển
Thành phần trong rong biển có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.
Bí đỏ
Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, và giầu chất xơ, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu, hàm lượng chất xơ trong bí đỏ giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.
Bà bầu bị trĩ khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu các triệu chứng bệnh trĩ không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe thì chị em nên đi khám bác sĩ để được chữa trị hiệu quả hơn.
Hiếm khi phụ nữ mang thai bị trĩ nghiêm trọng tới mức phải phẫu thuật. Để điều trị bệnh trĩ cho bà bầu, bác sĩ thường chỉ định các loại kem bôi trĩ hoặc thuốc đặt hậu môn trực tràng có thể sử dụng được trong thai kỳ. Chúng được sử dụng nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm và tăng sức bền cho thành tĩnh mạch.
Thuốc trĩ đông y Thái Dương an toàn – hiệu quả nhanh cho bà bầu
Thuốc trĩ đông y Thái Dương được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Gel thấm trực tiếp vào búi trĩ, làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, viêm sưng. Thuốc trĩ đông y Thái Dương dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình
Dù là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi cho Ms Thu Hương qua số hotline: 0962.687.582 để được hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.